Cô đặc chân không (Vacuum concentration) là quá trình cô đặc, thay vì sử dụng nhiệt độ để làm bay hơi nước như phương pháp thông thường, cô đặc chân không được thực hiện ở áp suất chân không để làm giảm nhiệt độ sôi của dung dịch cô đặc, giúp cho dung dịch giữ được chất lượng, không bị biến chất do nhiệt độ cao.
Phương pháp cô đặc chân không có thể làm bay hơi nước ở nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn. Do dưới áp suất chân không, nước hoặc dung dịch có thể sôi và bay hơi ở nhiệt độ phòng.

Tổng quan về máy cô đặc chân không


Hoạt động dựa trên lực ly tâm, chân không và nhiệt để loại bỏ dung môi và cô đặc các chất hòa tan, giúp dung dịch không bị biến chất ở nhiệt độ cao; đặc biệt hữu ích cho ứng dụng có axit và bazơ mạnh trong hóa học tổ hợp.
Thiết bị cô đặc chân không áp dụng chân không trong hệ thống để giảm điểm sôi của dung môi để chất lỏng hóa hơi xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn, ví dụ, nước sôi ở –7,5 ° C ở áp suất 10 mbar. Quá trình cô đặc có thể xảy ra ở mọi nhiệt độ sôi và mọi áp suất. Với áp suất chân không, dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi dưới 100 độ C.

Phương pháp hoạt động của máy cô đặc chân không

Thiết bị cô đặc chân không sử dụng sự kết hợp của nhiệt, chân không và lực ly tâm để làm bay hơi các mẫu dễ bay hơi. Phương pháp này được sử dụng để làm bay hơi, làm khô, tinh chế và đặc biệt là cô đặc sản phẩm nhanh.
Có hai phương pháp hoạt động của thiết bị cô đặc chân không:

  1. Phương pháp cô đặc bằng nhiệt: Dưới tác dụng của nhiệt, dung môi từ trạng thái lỏng sẽ chuyển thành hơi nước.
  2. Phương pháp cô đặc lạnh: Khi hạ thấp nhiệt độ, dung môi kết tinh thành dạng rắn làm tăng nồng độ cho dung dịch.

Nguyên tắc của thiết bị cô đặc chân không

  • Tiến hành với áp suất chân không
  • Dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi dưới 100 độ C. Từ đó, dung dịch tách bằng phương pháp cô đặc tuần hoàn tốt, dung môi ít tạo cặn và có sự bay hơi liên tục.

Cấu tạo của thiết bị cô đặc chân không

Cấu tạo chung của thiết bị cô đặc chân không bao gồm:

  • Khoang đun nóng nguyên liệu
  • Khoang chứa hơi
  • Khoang nước ngưng

Cụ thể

  • Nồi cô đặc
  • Thiết bị ngưng tụ
  • Bình chứa nước ngưng tụ
  • Bình chứa nước bơm chân không
  • Bơm chân không
  • Máy khuấy trộn
  • Thiết bị đo áp suất chân không
  • Hệ thống bảng điện kiểm soát

Ứng dụng thiết bị cô đặc chân không

Trong sản xuất, các ứng dụng cô đặc chân không được biết đến là phương pháp được sử dụng để cô đặc nước hoặc dung môi hữu cơ trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và hóa chất.

  • Công nghiệp thực phẩm và dược phẩm như: Cô đặc nước muối, cô đặc dung dịch xút, trong quá trình sản xuất mía đường, nước trái cây, nước ép, dịch đạm, nước mắm, dịch tôm, dịch cá
  • Công nghiệp hóa học: Sản xuất hóa chất NaOH, Muối NaCl, muối vô cơ.

Ngoài ra còn có thể:

– Cô đặc các dịch rong biển trong công nghệ làm thức ăn, làm phân bón…
– Cô đặc các loại nước thải nguy hại như: nước thải ngành tiêu gây cay, nước thải ngành thuộc da, nước thải công nghệ điều chế silica, nước thải chứa muối, chứa các chất rắn lơ lững (vừa cô vừa tách liên tục các chất lơ lững)
– Các loại nước thải chứa dung môi độc hại, hệ thống cô đặc được thiết kế riêng chuyên thu hồi lại toàn bộ dung môi và tái sử dụng các dung môi này, trong quá trình cô điều chỉnh được điểm chớp nổ của dung môi nên rất an toàn trong quá trình vận hành.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH TM và XD công nghệ Hà Bắc
Fanpage : HaBac Marchinery
Youtube: Hà Bắc Marchinery
Hotline: 0917791981 – 0983278686
Địa chỉ: Số 9 ngõ 170 Thạch Bàn Long Biên Hà Nội